Tay co thủy lực hay còn gọi là cùi trỏ hơi, tay đẩy hơi là một trong những thiết bị giúp đóng cửa tự động. Mục đích sử dụng thiết bị này chủ yếu là để giúp bộ cửa tự đóng lại, sau mỗi lần mở cửa ra và bỏ qua thao tác đóng cửa, hạn chế đóng cửa sầm sầm, hay tránh tình trạng quên đóng cửa sau mỗi lần mở… Điều này sẽ giúp thoát hơi lạnh, thoát âm thanh, an toàn trong chống cháy và giảm tác động ngoại cảnh vào bộ cửa khi quên đóng cửa. Sản phẩm này thích hợp gắn cho những cửa đi của văn phòng, cửa kho lạnh, cửa thoát hiểm, cửa chống cháy, cửa phòng karaoke…
A. Vì sao cần sử dụng tay co thủy lực
Tay co thủy lực giúp đóng cửa lại mỗi khi mở cửa, do đó nó giúp cho cửa không bị đóng lại một cách bất ngờ bởi tác động từ bên ngoài như gió hay người vô ý đóng mạnh tay. Ngoài ra, mỗi khi gió to, khiến cánh cửa bị tác động và đạp mạnh bất ngờ, có thể sẽ gây ra những chấn thương nếu vô tình đứng gần cửa. Vì thế, khi có tay co thủy lực, cánh cửa luôn luôn đóng một cách từ từ, giảm thiệt hại về cửa do tác động từ ngoại lực.
Ở những nơi có rất nhiều người sử dụng cửa như những nơi công cộng, những nơi cần cửa được đóng lại một cách tự động nhằm ngăn chặn tiếng ồn, bụi, hoặc ngăn không cho không khí máy lạnh thất thoát. Thì việc trang bị 1 thiết bị đóng cửa tự động như tay đẩy hơi là cần thiết.
Nó cũng góp phần giữ an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ
"Thiết bị đóng cửa tự động" này có thể gắn lên cổng, cửa chính, cửa thông phòng, cửa vệ sinh, cửa thoát hiểm. Với chất liệu cửa gỗ, cửa sắt, cửa nhôm, cửa nhựa.
B. Cấu tạo của tay co thủy lực
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại tay co khác nhau với những đặc điểm, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo đều có chung những điểm sau:
- Hộp áp lực chứa hệ thống lò xo và thủy lực. Trong đó, các lò xo có cấu tạo khá cứng nhưng co giãn tốt nhằm hạn chế các tác động lực. Thủy lực có khả năng giúp cửa đóng mở từ từ.
- 2 tay co di động là các khớp nối, giúp truyền tác động lực vào hộp áp lực.
C. Phân loại:
Hiện nay, nhờ vào cấu tạo của tay co mà có thể chia thành 2 loại chính:
- Tay co có điểm dừng: Là loại có điểm dừng ở góc 90 độ, tức khi mở cánh cửa đến góc 90 độ thì cửa sẽ tự động giữ lại, ngược lại khi dưới ngưỡng 90 độ thì tay co hoạt động như tay co không điểm dừng. Dòng này phù hợp lắp đặt ở cửa dân dụng.
- Tay co không điểm dừng: Là loại tay co luôn tự động đóng khi mở cửa dù ở bất kỳ góc độ nào. Loại này thích hợp cho các cánh cửa chuyên dụng, đặc biệt là cửa thép chống cháy.
Ngoài ra trên thị trường hiện nay, tay co thủy lực gồm có 2 mẫu đó chính là mẫu gắn âm và mẫu nổi bên ngoài của bộ cửa. Mẫu tay co thủy lực gắn âm là mẫu tay không nhìn thấy khi đóng cửa, mẫu này thường ít được sử dụng. Mẫu này khi gắn cần phải khoan khoét trên cánh hoặc khung cánh cửa để thiết bị này ẩn đi khi đóng cửa. Tay co thủy lực âm chỉ được gắn trong lúc sản xuất bộ cửa, rất khó để gắn sau khi cửa đã hoàn thiện. Mẫu tay co thủy lực nổi là mẫu được gắn nổi bên ngoài bộ cửa, đây là một trong những mẫu được sử dụng phổ biến. Được gắn nổi bên ngoài nên mẫu này có thể gắn sau khi cửa hoàn thiện, hoặc trong lúc sản xuất đều được.
D. Chọn tải trọng tay co thủy lực
Khi mua tay co thủy lực, bạn cần chú ý đến tải trọng của tay, luôn chọn những tay có tải trọng cao hơn so với bộ cửa. Điều này sẽ giúp thiết bị có độ bền cao hơn, cửa đóng cũng kín khít hơn. Ngoài tải trọng, bạn cũng nên chú ý đến một số thông số khác như kích thước, độ dày bộ cửa để chọn cho phù hợp.
- Tay co có nhiều cỡ, mỗi cỡ có 1 tải trọng tối đa, và phù hợp với cửa rộng nhất định. Sau đây là 3 cỡ phổ biến cho chung cư.
- Cỡ 2 (Tải trọng 25-45kg ): Rộng 75-80-85cm, dùng cho cửa vệ sinh, phòng ngủ.
- Cỡ 3 ( Tải trọng 45-65kg ): Cửa rộng 85-95cm, dùng cho cửa thông phòng.
- Cỡ 4 (Tải trọng 65-85kg ): Rộng 95-110cm, dùng cho Cửa chính.
- Đặc biệt (Tải trọng 25-80kg ): Rộng 75-110cm, dùng cho mọi loại cửa.
E. Các lưu ý:
- Tay co size lớn hơn có thể lắp vào cửa size nhỏ hơn nếu đặt gần hơn với bản lề. Nhưng ngược lại thì không được.
- Cần chọn đúng tải trọng của cửa và chọn hàng chất lượng, do số lần đóng mở liên tục, nếu hàng không đảm bảo chất lượng sẽ rất nhanh hư hỏng.
- Cửa quá nhẹ, dưới 25kg không nên lắp tay co. Tránh hỏng cửa.
- Chú ý hãng sản xuất: Tay co thủy lực được rất nhiều hãng sản xuất. Những hãng có chất lượng tốt được kể đến như Newstar của Nhật Bản và Halefe của Đức. Những hãng có giá thành thấp hơn như, Yale, Deller…Việc lựa chọn một hãng tốt sẽ giúp thiết bị có độ bền cao, tránh hao phí quá nhiều tiền bạc vào việc thay thế.
Tay co thủy lực hay còn gọi là cùi trỏ hơi, tay đẩy hơi là một trong những thiết bị giúp đóng cửa tự động. Mục đích sử dụng thiết bị này chủ yếu là để giúp bộ cửa tự đóng lại, sau mỗi lần mở cửa ra và bỏ qua thao tác đóng cửa, hạn chế đóng cửa sầm sầm, hay tránh tình trạng quên đóng cửa sau mỗi lần mở… Điều này sẽ giúp thoát hơi lạnh, thoát âm thanh, an toàn trong chống cháy và giảm tác động ngoại cảnh vào bộ cửa khi quên đóng cửa. Sản phẩm này thích hợp gắn cho những cửa đi của văn phòng, cửa kho lạnh, cửa thoát hiểm, cửa chống cháy, cửa phòng karaoke…
A. Vì sao cần sử dụng tay co thủy lực
Tay co thủy lực giúp đóng cửa lại mỗi khi mở cửa, do đó nó giúp cho cửa không bị đóng lại một cách bất ngờ bởi tác động từ bên ngoài như gió hay người vô ý đóng mạnh tay. Ngoài ra, mỗi khi gió to, khiến cánh cửa bị tác động và đạp mạnh bất ngờ, có thể sẽ gây ra những chấn thương nếu vô tình đứng gần cửa. Vì thế, khi có tay co thủy lực, cánh cửa luôn luôn đóng một cách từ từ, giảm thiệt hại về cửa do tác động từ ngoại lực.
Ở những nơi có rất nhiều người sử dụng cửa như những nơi công cộng, những nơi cần cửa được đóng lại một cách tự động nhằm ngăn chặn tiếng ồn, bụi, hoặc ngăn không cho không khí máy lạnh thất thoát. Thì việc trang bị 1 thiết bị đóng cửa tự động như tay đẩy hơi là cần thiết.
Nó cũng góp phần giữ an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ
"Thiết bị đóng cửa tự động" này có thể gắn lên cổng, cửa chính, cửa thông phòng, cửa vệ sinh, cửa thoát hiểm. Với chất liệu cửa gỗ, cửa sắt, cửa nhôm, cửa nhựa.
B. Cấu tạo của tay co thủy lực
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại tay co khác nhau với những đặc điểm, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo đều có chung những điểm sau:
- Hộp áp lực chứa hệ thống lò xo và thủy lực. Trong đó, các lò xo có cấu tạo khá cứng nhưng co giãn tốt nhằm hạn chế các tác động lực. Thủy lực có khả năng giúp cửa đóng mở từ từ.
- 2 tay co di động là các khớp nối, giúp truyền tác động lực vào hộp áp lực.
C. Phân loại:
Hiện nay, nhờ vào cấu tạo của tay co mà có thể chia thành 2 loại chính:
- Tay co có điểm dừng: Là loại có điểm dừng ở góc 90 độ, tức khi mở cánh cửa đến góc 90 độ thì cửa sẽ tự động giữ lại, ngược lại khi dưới ngưỡng 90 độ thì tay co hoạt động như tay co không điểm dừng. Dòng này phù hợp lắp đặt ở cửa dân dụng.
- Tay co không điểm dừng: Là loại tay co luôn tự động đóng khi mở cửa dù ở bất kỳ góc độ nào. Loại này thích hợp cho các cánh cửa chuyên dụng, đặc biệt là cửa thép chống cháy.
Ngoài ra trên thị trường hiện nay, tay co thủy lực gồm có 2 mẫu đó chính là mẫu gắn âm và mẫu nổi bên ngoài của bộ cửa. Mẫu tay co thủy lực gắn âm là mẫu tay không nhìn thấy khi đóng cửa, mẫu này thường ít được sử dụng. Mẫu này khi gắn cần phải khoan khoét trên cánh hoặc khung cánh cửa để thiết bị này ẩn đi khi đóng cửa. Tay co thủy lực âm chỉ được gắn trong lúc sản xuất bộ cửa, rất khó để gắn sau khi cửa đã hoàn thiện. Mẫu tay co thủy lực nổi là mẫu được gắn nổi bên ngoài bộ cửa, đây là một trong những mẫu được sử dụng phổ biến. Được gắn nổi bên ngoài nên mẫu này có thể gắn sau khi cửa hoàn thiện, hoặc trong lúc sản xuất đều được.
D. Chọn tải trọng tay co thủy lực
Khi mua tay co thủy lực, bạn cần chú ý đến tải trọng của tay, luôn chọn những tay có tải trọng cao hơn so với bộ cửa. Điều này sẽ giúp thiết bị có độ bền cao hơn, cửa đóng cũng kín khít hơn. Ngoài tải trọng, bạn cũng nên chú ý đến một số thông số khác như kích thước, độ dày bộ cửa để chọn cho phù hợp.
- Tay co có nhiều cỡ, mỗi cỡ có 1 tải trọng tối đa, và phù hợp với cửa rộng nhất định. Sau đây là 3 cỡ phổ biến cho chung cư.
- Cỡ 2 (Tải trọng 25-45kg ): Rộng 75-80-85cm, dùng cho cửa vệ sinh, phòng ngủ.
- Cỡ 3 ( Tải trọng 45-65kg ): Cửa rộng 85-95cm, dùng cho cửa thông phòng.
- Cỡ 4 (Tải trọng 65-85kg ): Rộng 95-110cm, dùng cho Cửa chính.
- Đặc biệt (Tải trọng 25-80kg ): Rộng 75-110cm, dùng cho mọi loại cửa.
E. Các lưu ý:
- Tay co size lớn hơn có thể lắp vào cửa size nhỏ hơn nếu đặt gần hơn với bản lề. Nhưng ngược lại thì không được.
- Cần chọn đúng tải trọng của cửa và chọn hàng chất lượng, do số lần đóng mở liên tục, nếu hàng không đảm bảo chất lượng sẽ rất nhanh hư hỏng.
- Cửa quá nhẹ, dưới 25kg không nên lắp tay co. Tránh hỏng cửa.
- Chú ý hãng sản xuất: Tay co thủy lực được rất nhiều hãng sản xuất. Những hãng có chất lượng tốt được kể đến như Newstar của Nhật Bản và Halefe của Đức. Những hãng có giá thành thấp hơn như, Yale, Deller…Việc lựa chọn một hãng tốt sẽ giúp thiết bị có độ bền cao, tránh hao phí quá nhiều tiền bạc vào việc thay thế.