Máy đo 2D hay máy phóng hình, máy chiếu biên dạng là một loại máy đo quang học, nguyên tắc đo tương tự như của máy đo hiển vi. Bằng cách đặt đối tượng cần đo trên bàn máy và chiếu ánh sáng từ bên dưới, đường viền của đối tượng sẽ được chiếu trên màn hình. Một số máy đo 2D cỡ lớn có đường kính màn hình lên tới hơn 1m.
Máy phóng hình tiêu chuẩn PJ-A3000 Series 302 có bàn đo phẳng với các model: PJ-A3005D-50, PJ-A3010F-100, PJ-A3005F-150, PJ-A3010F-200 là dòng máy đo 2D phổ biến nhất của Mitutoyo
Ngoài ra còn có dòng Máy đo 2D cao cấp PJ-H30 Series 303 (có bàn đo phẳng)
A. Ứng dụng của máy đo 2D:
- Máy đo 2D cho phép đo lường những chi tiết tưởng chừng như không thể với cách đo lường thông thường. Một bộ phận rất nhỏ hoặc một vùng của chi tiết mà phải mất rất nhiều thời gian để đo lường, kiểm tra thì để đảm bảo độ chính xác, máy đo 2D chính là thiết bị cần thiết để trợ giúp. Máy đo 2D giúp phóng đại chi tiết chính xác theo tỷ lệ gốc của chi tiết cần đo, qua đó giúp tăng không gian làm việc cho người thực hiện công việc đo kiểm.
- Máy đo 2D được sử dụng trong một loạt ứng dụng trong ngành công nghiệp, chẳng hạn như đo kiểm các bánh răng, ren, trục cam, các chi tiết có hình dạng phức tạp, cũng như thực hiện so sánh biên dạng. Bởi tính ứng dụng cao nên chúng ta có thể thấy các máy đo 2D xuất hiện trong các quá trình chế tạo các bo mạch điện tử, sản xuất đồng hồ, phát triển thiết bị đo lường, nghiên cứu khoa học, chế tạo máy, hàng không vũ trụ…
B. Ưu nhược điểm của máy đo 2D
1. Máy đo 2D có một số ưu điểm như sau:
- Chi tiết có thể được đo theo cách không tiếp xúc, hạn chế những tác động ảnh hưởng đến chi tiết.
- Có thể đo được các chi tiết nhỏ và phức tạp.
- Không giống như máy đo hiển vi, không cần nhìn vào thị kính mà nhiều người có thể quan sát cùng một lúc.
2. Đối với các nhược điểm, hầu như nó không hề ảnh hưởng đến quá trình đo hay độ chính xác của phép đo cuối cùng. Một số nhược điểm của máy đo 2D như:
- Cần một nguồn điện riêng ổn định do yêu cầu lượng điện năng lớn.
- Máy hoạt động tốt nhất trong môi trường tối nên có thể hạn chế không gian làm việc phù hợp để đặt máy.
- Không tốt khi sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
C. Cấu tạo của máy đo 2D
Một máy đo 2D có cấu tạo cơ bản bao gồm các bộ phận sau:
- A: Màn chiếu
- B: Thấu kính
- C: Bàn máy
- D: Tay cầm dịch chuyển bàn máy (theo trục XY)
D. Cách hoạt động của máy đo 2D
- Máy đo 2D hoạt động dựa trên nguyên lý quang học, một nguồn sáng được chiếu vào chi tiết cần đo kiểm sẽ chiếu bóng của nó lên màn chiếu, thông qua một thấu kính giúp phóng to hình dạng của bóng chi tiết. Bằng cách xác định khoảng cách giữa các điểm trên hình chiếu của vật thể và dựa vào tỷ lệ phóng hình mà người ta có thể tính toán được kích thước của chi tiết cần đo lường, kiểm tra.
- Các biểu đồ thường là dạng lưới hoặc đường tròn đồng tâm, được sử dụng trên màn chiếu để làm thang đo xác định độ dài, đường kính, góc… trên hình chiếu của vật thể cần đo kiểm. Ngoài ra, người ta còn dùng biểu đồ là biên dạng chuẩn của chi tiết cần kiểm tra, được phóng to ở cùng một độ phóng đại của hình chiếu chi tiết, nhằm so sánh biên dạng của chi tiết cần kiểm tra.
- Các máy đo 2D không chỉ có thể chiếu sáng từ bên dưới và truyền ánh sáng để tạo bóng đổ (chiếu sáng truyền qua), mà còn chiếu sáng từ trên cao (mặt thấu kính) để chiếu biên dạng đường viền bao quanh của chi tiết (chiếu sáng epi).
- Bàn máy của máy đo 2D có thể dịch chuyển theo hai trục X, Y thông qua ray dẫn hướng có gắn thước quang học. Điều này giúp người vận hành máy có thể đo khoảng cách dịch chuyển của mẫu vật cần đo tương ứng với hai trục X, Y.
- Đối với các mẫu vật có mặt đáy không bằng phẳng hoăc các chi tiết hình cầu thì người ta sử dụng thêm một giá đỡ để cố định mẫu vật theo đúng hướng thích hợp cho phép đo. Các rèm đen giúp cản ánh sáng từ bên ngoài vào, đảm bảo hình chiếu có độ chính xác cao hơn cũng có thể được sử dụng.
Máy đo 2D hay máy phóng hình, máy chiếu biên dạng là một loại máy đo quang học, nguyên tắc đo tương tự như của máy đo hiển vi. Bằng cách đặt đối tượng cần đo trên bàn máy và chiếu ánh sáng từ bên dưới, đường viền của đối tượng sẽ được chiếu trên màn hình. Một số máy đo 2D cỡ lớn có đường kính màn hình lên tới hơn 1m.
Máy phóng hình tiêu chuẩn PJ-A3000 Series 302 có bàn đo phẳng với các model: PJ-A3005D-50, PJ-A3010F-100, PJ-A3005F-150, PJ-A3010F-200 là dòng máy đo 2D phổ biến nhất của Mitutoyo
Ngoài ra còn có dòng Máy đo 2D cao cấp PJ-H30 Series 303 (có bàn đo phẳng)
A. Ứng dụng của máy đo 2D:
- Máy đo 2D cho phép đo lường những chi tiết tưởng chừng như không thể với cách đo lường thông thường. Một bộ phận rất nhỏ hoặc một vùng của chi tiết mà phải mất rất nhiều thời gian để đo lường, kiểm tra thì để đảm bảo độ chính xác, máy đo 2D chính là thiết bị cần thiết để trợ giúp. Máy đo 2D giúp phóng đại chi tiết chính xác theo tỷ lệ gốc của chi tiết cần đo, qua đó giúp tăng không gian làm việc cho người thực hiện công việc đo kiểm.
- Máy đo 2D được sử dụng trong một loạt ứng dụng trong ngành công nghiệp, chẳng hạn như đo kiểm các bánh răng, ren, trục cam, các chi tiết có hình dạng phức tạp, cũng như thực hiện so sánh biên dạng. Bởi tính ứng dụng cao nên chúng ta có thể thấy các máy đo 2D xuất hiện trong các quá trình chế tạo các bo mạch điện tử, sản xuất đồng hồ, phát triển thiết bị đo lường, nghiên cứu khoa học, chế tạo máy, hàng không vũ trụ…
B. Ưu nhược điểm của máy đo 2D
1. Máy đo 2D có một số ưu điểm như sau:
- Chi tiết có thể được đo theo cách không tiếp xúc, hạn chế những tác động ảnh hưởng đến chi tiết.
- Có thể đo được các chi tiết nhỏ và phức tạp.
- Không giống như máy đo hiển vi, không cần nhìn vào thị kính mà nhiều người có thể quan sát cùng một lúc.
2. Đối với các nhược điểm, hầu như nó không hề ảnh hưởng đến quá trình đo hay độ chính xác của phép đo cuối cùng. Một số nhược điểm của máy đo 2D như:
- Cần một nguồn điện riêng ổn định do yêu cầu lượng điện năng lớn.
- Máy hoạt động tốt nhất trong môi trường tối nên có thể hạn chế không gian làm việc phù hợp để đặt máy.
- Không tốt khi sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
C. Cấu tạo của máy đo 2D
Một máy đo 2D có cấu tạo cơ bản bao gồm các bộ phận sau:
- A: Màn chiếu
- B: Thấu kính
- C: Bàn máy
- D: Tay cầm dịch chuyển bàn máy (theo trục XY)
D. Cách hoạt động của máy đo 2D
- Máy đo 2D hoạt động dựa trên nguyên lý quang học, một nguồn sáng được chiếu vào chi tiết cần đo kiểm sẽ chiếu bóng của nó lên màn chiếu, thông qua một thấu kính giúp phóng to hình dạng của bóng chi tiết. Bằng cách xác định khoảng cách giữa các điểm trên hình chiếu của vật thể và dựa vào tỷ lệ phóng hình mà người ta có thể tính toán được kích thước của chi tiết cần đo lường, kiểm tra.
- Các biểu đồ thường là dạng lưới hoặc đường tròn đồng tâm, được sử dụng trên màn chiếu để làm thang đo xác định độ dài, đường kính, góc… trên hình chiếu của vật thể cần đo kiểm. Ngoài ra, người ta còn dùng biểu đồ là biên dạng chuẩn của chi tiết cần kiểm tra, được phóng to ở cùng một độ phóng đại của hình chiếu chi tiết, nhằm so sánh biên dạng của chi tiết cần kiểm tra.
- Các máy đo 2D không chỉ có thể chiếu sáng từ bên dưới và truyền ánh sáng để tạo bóng đổ (chiếu sáng truyền qua), mà còn chiếu sáng từ trên cao (mặt thấu kính) để chiếu biên dạng đường viền bao quanh của chi tiết (chiếu sáng epi).
- Bàn máy của máy đo 2D có thể dịch chuyển theo hai trục X, Y thông qua ray dẫn hướng có gắn thước quang học. Điều này giúp người vận hành máy có thể đo khoảng cách dịch chuyển của mẫu vật cần đo tương ứng với hai trục X, Y.
- Đối với các mẫu vật có mặt đáy không bằng phẳng hoăc các chi tiết hình cầu thì người ta sử dụng thêm một giá đỡ để cố định mẫu vật theo đúng hướng thích hợp cho phép đo. Các rèm đen giúp cản ánh sáng từ bên ngoài vào, đảm bảo hình chiếu có độ chính xác cao hơn cũng có thể được sử dụng.