1. Giới thiệu công tắc cảm ứng ánh sáng
Công tắc cảm ứng ánh sáng dựa vào các cảm biến ánh sáng (thông thường là quang trở hoặc đi-ốt quang) để phát hiện ra sự thay đổi ánh sáng sẽ kích hoạt bật/ tắt đèn tự động. Thông thường công tắc cảm ứng ánh sáng được ứng dụng bật tắt đèn đường tự động (khi trời sáng sẽ tắt đèn và trời tối tự động bật đèn) để tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ của bóng đèn. Ngoài ra công tắc cảm ứng ánh sáng còn được ứng dụng ở các khu vực như đèn sân vườn, đèn hành lang, đèn nhà xưởng, đèn khu trang trại, trồng trọt, đèn nội bộ khu đô thị… tiết kiệm công sức quản lý thủ công bật tắt đèn và tiết kiệm điện.
2. Lợi ích khi dùng công tắc cảm biến ánh sáng
- Giúp hệ thống điện mở/tắt hợp lí dựa theo trường hợp sáng tối của môi trường
- Tiết kiệm điện hiệu quả trong việc sử dụng đèn chiếu sáng công cộng, bảng hiệu, nhà máy, gia đình…
- Tiết kiệm thời gian theo dõi tắt mở đèn. Vì giúp người dùng có thể cài đặt lịch tắt, mở đèn theo ý muốn và tự tắt khi ánh sáng mặt trời suất hiện.
- Dễ dàng lắp đặt thuận tiện sử dụng, công suất tiêu thụ điện năng thấp.
- Tắt kịp thời khi trời sáng, khắc phục vấn đề của việc sử dụng công tắc hẹn giờ vì vào mùa đông thì trời sẽ tối sớm và mùa hẹn thì tối trễ…
- Có thể dùng để chống trộm: vì đèn ban công, đèn cổng, sân vườn tự động mở khi trời tối. Trộm sợ không dám đột nhập vì nghĩ rằng có người ở trong nhà.
3. Công tắc cảm biến ánh sáng thường được dùng ở đâu?
Công tắc cảm ứng ánh sáng tự động bật đèn khi trời tối và tắt đèn khi trời sáng.
- Hành lang, ban công, cổng, sân vườn, đèn bảng hiệu, đèn chiếu sáng công trình giao thông.
- Dùng cho hệ thống chiếu sáng sân vườn nhà ở: Đèn đường, lối đi vào thôn xóm nhỏ
- Tự động bật – tắt đèn cho hệ thống đèn đường, lối đi: Các khu vực nhà xưởng, trang trại nông nghiệp, tủ trưng bày, biển quảng cáo ngoài trời…