Lê Như Quyết ( Mr ) 02-02-2023, 16:23 (GMT+7) 823
AC và DC là 2 dòng điện được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết bị điện hiện nay, từ TV, tủ lạnh đến máy tính, máy móc công nghiệp,...
Dòng điện AC là gì?
AC là viết tắt của từ tiếng Anh Alternating Current, hay còn được gọi với tên là dòng điện xoay chiều. Chiều và cường độ của dòng điện AC sẽ có sự biến đổi theo một chu kỳ tuần hoàn (T) nhất định. Nghĩa là chiều của dòng điện sẽ đi từ dương (+) sang âm (-). Sau đó sẽ đi theo chiều ngược lại là âm (-) sang dương (+) rồi tiếp tục đổi chiều.
Dòng điện AC là gì?
Ký hiệu của dòng điện AC là dấu “~”. Biểu đồ hiển thị của dòng điện xoay chiều thường có dạng hình sin.
Phân loại dòng điện xoay chiều AC
Dòng điện xoay chiều AC được phân làm 2 loại chính là dòng điện xoay chiều 1 pha và dòng điện xoay chiều 3 pha.
Dòng điện xoay chiều 1 pha
Với dòng điện AC 1 pha, mạch điện sẽ có 2 đầu dây điện cùng nối với nguồn. Chiều của dòng điện chạy trong mạch sẽ thay đổi luân phiên theo thời gian và tùy vào tần số (F) của nguồn điện. Hiện nay, các dòng điện có hiệu điện thế 220V được cấp cho từng hộ gia đình chính là dòng điện xoay chiều 1 pha (2 dây pha và 1 dây trung tính).
Dòng điện xoay chiều 1 pha được ứng dụng trong mạng lưới điện dân dụng
Dòng điện xoay chiều 3 pha
Đối với dòng điện AC 3 pha có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, tạo thành một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều 1 pha có chung biên độ, tần số, dùng chung 1 dây trung tính nhưng lệch pha. Hiện nay, giá trị điện 3 pha thông dụng tại Việt Nam là 380V. Nếu sử dụng các thiết bị điện tử của các quốc gia có giá trị điện 3 pha khác với 380V thì phải sử dụng thêm biến áp 3 pha hoặc ổn áp.
So với dòng điện 1 pha thì dòng điện 3 pha có thể sử dụng cho cả lưới điện công nghiệp và gia đình (cần sử dụng thêm ổn áp). Nếu truyền tải điện năng đi xa thì dòng điện 3 pha sẽ tiết kiệm hơn về tiết diện dây dẫn. Trong trường hợp tải điện cao áp, nguồn 3 pha sẽ có hiệu suất dẫn điện, khả năng chạy tải với công suất lớn và ít hao phí điện năng hơn nguồn 1 pha.
Dòng điện xoay chiều 3 pha thường được ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp, vận tải, máy móc có tải trọng lớn,...
Trên đây là những chia sẻ về dòng điện AC là gì? Ở các phần tiếp theo của bài viết, Phước Châu sẽ làm rõ về dòng điện DC là gì, cũng như cách đổi chiều dòng điện AC sang DC.
Dòng điện DC là gì?
Khác với dòng điện AC, dòng điện DC (tên đầy đủ là Direct Current) chỉ đi theo một chiều cố định trong mạch điện. Cho dù tăng hay giảm cường độ dòng điện thì cũng chỉ đi theo một chiều là từ âm (-) sang dương (+). Chúng ta có thể tìm thấy nguồn điện 1 chiều ở trong các thiết bị như pin, pin năng lượng Mặt trời, bình ắc quy, sạc điện thoại,...
Bình ắc quy GS tạo ra dòng điện 1 chiều (DC)
Cách phân biệt dòng điện AC DC là gì?
Sau khi tìm hiểu về dòng điện AC và DC là gì, nhiều bạn vẫn còn thắc mắc 2 dòng điện này khác nhau ở điểm nào. Vậy, hãy cùng Phước Châu phân biệt dòng điện DC và AC thông qua những tiêu chí cơ bản dưới đây nhé!
Tiêu chí |
Dòng điện xoay chiều (AC) |
Dòng điện một chiều (DC) |
Chiều dòng điện |
Hai chiều |
Một chiều |
Nguyên nhân của hướng chuyển động các electron |
Nam châm quay dọc theo dây |
Từ tính ổn định dọc theo dây |
Chu kì thay đổi của dòng điện |
Thay đổi theo thời gian |
Không thay đổi |
Khả năng truyền tải điện đường dài |
Có thể, ít hao phí đường truyền |
Không thể, hao phí đường truyền lớn và khó tạo tín hiệu điện áp cao |
Tần số |
Thay đổi |
Không |
Pha |
Có |
Không |
Nguồn cung cấp |
Máy phát điện xoay chiều và nguồn điện |
Pin, bình ắc quy, nguồn điện, chuyển đổi từ nguồn AC thành DC,... |
Cách đổi điện xoay chiều sang điện một chiều
Hiện nay, không phải thiết bị nào cũng có thể sử dụng dòng điện xoay chiều, ví dụ như máy tính xách tay, loa bluetooth,... Vậy có cách nào chuyển đổi điện xoay chiều sang điện một chiều không?
Chuyển đổi điện xoay chiều thành một chiều
Để có thể chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC), bạn cần có thiết bị chỉnh lưu. Với thiết bị này, điện áp AC sẽ được chỉnh lưu thông qua một loạt các đi ốt - linh kiện bán dẫn chỉ cho dòng điện đi theo một chiều. Ngoài ra, mạch chỉnh lưu còn phải có thêm các linh kiện khác để có thể chuyển đổi AC thành DC như tụ điện, biến áp, điện trở,...
Bạn có thể tìm thấy mạch chỉnh lưu này ở trong các board nguồn, ví dụ như sạc điện thoại, laptop,...
Cách biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều
Vậy ngược lại, cách chỉnh dòng điện DC thành AC là gì? Để chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC nhằm mục đích hòa lưới điện quốc gia, cũng như cung cấp điện cho các tải tiêu thụ thì bạn cần sử dụng máy biến tần (inverter). Nguyên lý chuyển đổi dòng điện của máy biến tần như sau:
Ứng dụng phổ biến của Inverter để tạo ra dòng AC đó là hệ thống điện năng lượng Mặt Trời
Bạn có thể tìm thấy ứng dụng của máy biến tần trong hệ thống điện năng lượng Mặt Trời. Tại đây, các tấm pin sẽ hấp thụ ánh sáng để tạo thành dòng điện 1 chiều và lưu trữ trong các bình ắc quy. Sau đó, điện DC sẽ được chuyển qua bộ Inverter để biến đổi thành điện AC.
02-02-2023, 16:23 (GMT+7) 823
AC và DC là 2 dòng điện được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết bị điện hiện nay, từ TV, tủ lạnh đến máy tính, máy móc công nghiệp,...
Dòng điện AC là gì?
AC là viết tắt của từ tiếng Anh Alternating Current, hay còn được gọi với tên là dòng điện xoay chiều. Chiều và cường độ của dòng điện AC sẽ có sự biến đổi theo một chu kỳ tuần hoàn (T) nhất định. Nghĩa là chiều của dòng điện sẽ đi từ dương (+) sang âm (-). Sau đó sẽ đi theo chiều ngược lại là âm (-) sang dương (+) rồi tiếp tục đổi chiều.
Dòng điện AC là gì?
Ký hiệu của dòng điện AC là dấu “~”. Biểu đồ hiển thị của dòng điện xoay chiều thường có dạng hình sin.
Phân loại dòng điện xoay chiều AC
Dòng điện xoay chiều AC được phân làm 2 loại chính là dòng điện xoay chiều 1 pha và dòng điện xoay chiều 3 pha.
Dòng điện xoay chiều 1 pha
Với dòng điện AC 1 pha, mạch điện sẽ có 2 đầu dây điện cùng nối với nguồn. Chiều của dòng điện chạy trong mạch sẽ thay đổi luân phiên theo thời gian và tùy vào tần số (F) của nguồn điện. Hiện nay, các dòng điện có hiệu điện thế 220V được cấp cho từng hộ gia đình chính là dòng điện xoay chiều 1 pha (2 dây pha và 1 dây trung tính).
Dòng điện xoay chiều 1 pha được ứng dụng trong mạng lưới điện dân dụng
Dòng điện xoay chiều 3 pha
Đối với dòng điện AC 3 pha có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, tạo thành một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều 1 pha có chung biên độ, tần số, dùng chung 1 dây trung tính nhưng lệch pha. Hiện nay, giá trị điện 3 pha thông dụng tại Việt Nam là 380V. Nếu sử dụng các thiết bị điện tử của các quốc gia có giá trị điện 3 pha khác với 380V thì phải sử dụng thêm biến áp 3 pha hoặc ổn áp.
So với dòng điện 1 pha thì dòng điện 3 pha có thể sử dụng cho cả lưới điện công nghiệp và gia đình (cần sử dụng thêm ổn áp). Nếu truyền tải điện năng đi xa thì dòng điện 3 pha sẽ tiết kiệm hơn về tiết diện dây dẫn. Trong trường hợp tải điện cao áp, nguồn 3 pha sẽ có hiệu suất dẫn điện, khả năng chạy tải với công suất lớn và ít hao phí điện năng hơn nguồn 1 pha.
Dòng điện xoay chiều 3 pha thường được ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp, vận tải, máy móc có tải trọng lớn,...
Trên đây là những chia sẻ về dòng điện AC là gì? Ở các phần tiếp theo của bài viết, Phước Châu sẽ làm rõ về dòng điện DC là gì, cũng như cách đổi chiều dòng điện AC sang DC.
Dòng điện DC là gì?
Khác với dòng điện AC, dòng điện DC (tên đầy đủ là Direct Current) chỉ đi theo một chiều cố định trong mạch điện. Cho dù tăng hay giảm cường độ dòng điện thì cũng chỉ đi theo một chiều là từ âm (-) sang dương (+). Chúng ta có thể tìm thấy nguồn điện 1 chiều ở trong các thiết bị như pin, pin năng lượng Mặt trời, bình ắc quy, sạc điện thoại,...
Bình ắc quy GS tạo ra dòng điện 1 chiều (DC)
Cách phân biệt dòng điện AC DC là gì?
Sau khi tìm hiểu về dòng điện AC và DC là gì, nhiều bạn vẫn còn thắc mắc 2 dòng điện này khác nhau ở điểm nào. Vậy, hãy cùng Phước Châu phân biệt dòng điện DC và AC thông qua những tiêu chí cơ bản dưới đây nhé!
Tiêu chí |
Dòng điện xoay chiều (AC) |
Dòng điện một chiều (DC) |
Chiều dòng điện |
Hai chiều |
Một chiều |
Nguyên nhân của hướng chuyển động các electron |
Nam châm quay dọc theo dây |
Từ tính ổn định dọc theo dây |
Chu kì thay đổi của dòng điện |
Thay đổi theo thời gian |
Không thay đổi |
Khả năng truyền tải điện đường dài |
Có thể, ít hao phí đường truyền |
Không thể, hao phí đường truyền lớn và khó tạo tín hiệu điện áp cao |
Tần số |
Thay đổi |
Không |
Pha |
Có |
Không |
Nguồn cung cấp |
Máy phát điện xoay chiều và nguồn điện |
Pin, bình ắc quy, nguồn điện, chuyển đổi từ nguồn AC thành DC,... |
Cách đổi điện xoay chiều sang điện một chiều
Hiện nay, không phải thiết bị nào cũng có thể sử dụng dòng điện xoay chiều, ví dụ như máy tính xách tay, loa bluetooth,... Vậy có cách nào chuyển đổi điện xoay chiều sang điện một chiều không?
Chuyển đổi điện xoay chiều thành một chiều
Để có thể chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC), bạn cần có thiết bị chỉnh lưu. Với thiết bị này, điện áp AC sẽ được chỉnh lưu thông qua một loạt các đi ốt - linh kiện bán dẫn chỉ cho dòng điện đi theo một chiều. Ngoài ra, mạch chỉnh lưu còn phải có thêm các linh kiện khác để có thể chuyển đổi AC thành DC như tụ điện, biến áp, điện trở,...
Bạn có thể tìm thấy mạch chỉnh lưu này ở trong các board nguồn, ví dụ như sạc điện thoại, laptop,...
Cách biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều
Vậy ngược lại, cách chỉnh dòng điện DC thành AC là gì? Để chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC nhằm mục đích hòa lưới điện quốc gia, cũng như cung cấp điện cho các tải tiêu thụ thì bạn cần sử dụng máy biến tần (inverter). Nguyên lý chuyển đổi dòng điện của máy biến tần như sau:
Ứng dụng phổ biến của Inverter để tạo ra dòng AC đó là hệ thống điện năng lượng Mặt Trời
Bạn có thể tìm thấy ứng dụng của máy biến tần trong hệ thống điện năng lượng Mặt Trời. Tại đây, các tấm pin sẽ hấp thụ ánh sáng để tạo thành dòng điện 1 chiều và lưu trữ trong các bình ắc quy. Sau đó, điện DC sẽ được chuyển qua bộ Inverter để biến đổi thành điện AC.
Vui lòng cung cấp đường link hoặc mã đặt hàng của sản phẩm khi gửi yêu cầu
Vui lòng cung cấp đường link hoặc mã đặt hàng của sản phẩm khi gửi yêu cầu