Giấy nhám là một vật liệu mài mòn, đánh bóng sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vậy bạn cấu tạo, ứng dụng và cách sử dụng giấy nhám chưa? Nếu chưa thì đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Cấu tạo của giấy nhám
Thị trường có nhiều loại giấy nhám khác nhau, tuy nhiên về cấu tạo nhìn chung chúng đều giống nhau với ba bộ phận chính đó là hạt nhám hay hạt mài, keo dính chuyên dụng được sử dụng nhiều loại khác nhau tùy hãng và lớp đế hay còn gọi là lưng được làm bằng giấy hay vải.
+ Hạt nhám
Đây là bộ phận chính của giấy nhám đóng vai trò đánh bóng và mài mòn bề mặt vật dụng. Việc giấy nhám có hiệu quả mài mòn và đánh bóng cao hay thấp phụ thuộc vào độ sắc bén của hạt nhám. Khi hạt mài càng sắc thì hiệu quả của giấy nhám càng cao. Song, không phải lúc nào người dùng cũng ưu tiên lựa chọn loại giấy nhám có hạt mài sắc nhất. Bởi điều đó còn phụ thuộc vào bề mặt chà nhám bạn cần là gì và công đoạn chà nhám ở bước nào.
Tùy vào mỗi đơn vị sản xuất khác nhau mà sử dụng hạt nhám khác nhau. Hiện nay, thị trường có các loại hạt nhám phổ biến như Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa,… Khả năng mài mòn, chà nhám của các hạt mài này cũng không giống nhau.
+ Keo dính
Công dụng của keo dính là giúp liên kết các hạt nhám với nhau và hạt nhám với phần đế hay lưng giấy nhám.
+ Lưng (đế) nhám
Thông thường sẽ được làm bằng vải hay giấy tùy loại. Công dụng của nó là để lưu trữ các hạt nhám, tạo hình cho giấy nhám giúp người dùng có thể cầm tay, nắm hay kết hợp sử dụng với máy chà nhám để phát huy hiệu quả tối đa.
2. Ứng dụng của giấy nhám
+ Giấy nhám giúp loại bỏ vật liệu thừa trên bề mặt kim loại
Những vật liệu, chi tiết thừa ở trên bề mặt của kim loại sẽ nhanh chóng được loại bỏ nhờ giấy nhám. Thiết kế lớp bột mài trên bề mặt của giấy nhám khi tiếp xúc với bề mặt của kim loại sẽ tạo nên ma sát, loại bỏ đi chi tiết thừa, không cần thiết.
+ Giúp sản phẩm gỗ mượt mà hơn
Trong quá trình sản xuất đồ gỗ, nội thất như giường, tủ, ghế, tranh ảnh,… thì không thể nào tránh khỏi tình trạng xơ gỗ hay các chi tiết thừa. Và muốn giúp cho bề mặt gỗ trở nên mịn màng, mềm mượt hơn trước khi khóa lên mình lớp sơn thì chắc mọi người không thể nào bỏ qua giấy nhám.
+ Làm cho bề mặt thô giáp hơn
Để chuẩn bị một bề mặt cho công đoạn dán thì người ta cần độ thô ráp nhất định, có như vậy hiệu quả dán mới đảm bảo như ý. Và lúc này, giấy nhám được coi là “vị cứu tinh” tuyệt vời nhất.
3. Cách sử dụng giấy nhám
Các loại giấy nhám hiện nay đều có đặc điểm riêng và phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Có loại được sử dụng ở trạng thái khô, có loại được sử dụng ở trạng thái ướt, thậm chí còn có loại sử dụng được đồng thời ở hai trạng thái cả khô và ướt.
+ Đối với giấy nhám khô bạn chỉ cần sử dụng giấy nhám chà trực tiếp lên trên bề mặt vật liệu là được.
+ Đối với giấy nhám ướt bạn phải để dưới vòi nước đang chảy rồi chà vật liệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhúng giấy nhám vào nước rồi vò nát. Sau đó đem giấy nhám chà lên bề mặt vật liệu cần mài mòn, đánh bóng. Chà nhám xong thì dùng miếng khăn mềm lau đi hạt bùn.
Hiện nay, loại giấy nhám ướt được ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp ô tô, bề mặt cần đánh bóng để sơn hay còn gọi là mài matit, mài lót sơn, đảm bảo mang lại bề mặt bằng phẳng và lớp sơn không bị chảy, rộp.